Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Lý giải tại sao bôi kem chống nắng bị cay mắt?

Vùng da quanh mắt là vùng da rất nhạy cảm. Đây cũng là vùng da dễ bị các tình trạng da như nám, đốm nâu, ung thư da do ánh nắng mặt trời. Tuy vậy, khi sử dụng kem chống nắng cho vùng bọng mắt hay quanh mắt, nhiều người gặp tình trạng bị cay mắt gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khoẻ của mắt. Một số nguyên nhân bôi kem chống nắng bị cay mắt như:

Thoa kem chống nắng chưa đúng cách

Thoa kem chống nắng không đúng cách, khiến kem chống nắng tiếp xúc trực tiếp vào mắt, đi vào giác mạc. Điều này sẽ kích thích tuyến lệ hoạt động gây chảy nước mắt.

Thành phần kem chống nắng

  • Các chất hóa học UV filters
  • Silicones dễ bay hơi và/hoặc có trọng lượng phân tử thấp
  • Độ pH của kem chống nắng: Sản phẩm không có mức độ pH giống như nước mắt của bạn. Đây cũng chính là lý do có người thoa kem chống nắng bị cay mắt, có người không. Bởi độ pH nước mắt của mỗi người khác nhau
  • Chất bảo quản
  • Thành phần tạo mùi hương cho kem chống nắng

Cách xử lý khi bôi kem chống nắng bị cay mắt

Một số người dùng kem chống nắng lo lắng vì không biết nên xử lý thế nào cho đúng khi bôi kem chống nắng bị cay mắt. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:

  • Trước hết bạn nên bình tĩnh và tháo lens mắt (kính áp tròng) nếu có đang sử dụng
  • Nếu có thuốc nhỏ mắt, bạn có thể sử dụng nước sạch để rửa
  • Tránh sử dụng lens (kính áp tròng) trong vòng ít nhất 48 tiếng
  • Nếu mắt quá khó chịu, bạn có thể nhắm mắt để đôi mắt được nghỉ ngơi.

Những lưu ý để bôi kem chống nắng không bị cay mắt

Để ngăn ngừa việc bôi kem chống nắng bị cay mắt, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau:

  • Không nên sử dụng kem chống nắng loại xịt, tránh xịt vào da mặt trực tiếp. Bạn nên sử dụng kem chống nắng loại kem, cho lên tay sau đó áp dụng vào da mặt. Tránh thoa quá gần vào vùng mắt.
  • Sử dụng kem chống nắng vật lý: Nên sử dụng kem chống nắng vật lý nếu bạn thường xem bị cay mắt khi sử dụng kem chống nắng. Bởi màng lọc chống tia UV của kem chống nắng vật lý có chứa Titanium dioxide và kẽm oxit . Các thành phần này nhẹ nhàng hơn cho da. Vì thế, nếu có vào mắt, chúng cũng không gây kích thích hay cay mắt nhiều so với loại kem chống nắng khác.
  • Nếu bạn thường xuyên bôi kem chống nắng bị cay mắt. Thay vào đó, bạn có thể chọn đeo kính râm có khả năng chặn tia UV và đeo mũ rộng vành để che chắn, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Tránh thoa kem chống nắng lúc đang đổ mồ hôi. Vì khi da tiết mồ hôi, kem chống nắng dễ bị rửa trôi và dính vào mắt

Bôi kem chống nắng bị cay mắt, có nên ngưng sử dụng kem chống nắng?

Bạn có biết vùng da đôi mắt là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và rất dễ bị tác động gây lão hoá da, xuất hiện những khuyết điểm như nếp nhăn, vết chăn chim, đốm nâu,…Bởi vậy việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ vùng da quanh mắt cũng rất quan trọng.

Vùng da quanh mắt vốn mỏng và nhạy cảm hơn so với những vùng da khác. Bên cạnh đó, vì là vùng quanh mắt nên thường khó để bảo vệ quanh vùng da đó. Trong khi ánh sáng tia UV luôn có khả năng tác động rất dễ gây lão hoá da. Bởi vậy về lâu dài, bạn vẫn cần thoa kem chống nắng vùng da này để hạn chế tình trạng da ngày càng xấu đi: nhăn nheo và tàn nhang.

Trong quá trình sử dụng, bạn nên để da mặt khô ráo trước khi áp dụng kem chống nắng lên da vùng mắt. Sau đó chờ khi kem chống nắng thấm và khô thoáng trước khi ra ngoài tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Hạn chế để đổ mồ hôi gây kem chống nắng dính vào mắt!

Bôi kem chống nắng bị cay mắt là tình trạng thường gặp. Nếu biết cách ngăn ngừa và thoa kem chống nắng đúng cách sẽ giúp bạn không những bảo vệ được đôi mắt mà quan trọng hơn là ngăn ngừa sớm được lão hoá da vùng da quanh mắt. Hy vọng qua bài đọc trên bạn đọc đã có lời lí giải tại sao bôi kem chống nắng bị cay mắt, cũng như cách ngăn ngừa và xử lý vì một làn da khỏe mạnh, mịn màng.

 

 

 

 
 

Bài viết liên quan

DANH MỤC